QUAN HỆ VIỆT NAM – INDONESIA:
Về chính trị:
Hai
nước thiết lập quan hệ ở cấp Tổng lãnh sự quán (12/1955) và nâng lên
hàng Đại sứ 15/8/1964. Trong thời kỳ Việt Nam chống Mỹ, In-đô-nê-xi-a
vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với ta. Năm 1963 In-đô-nê-xi-a đồng ý để
cho Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đặt cơ quan ở
Gia-các-ta; đến 29/7/l975, In-đô-nê-xi-a công nhận Chính phủ cách mạng
lâm thời.
Sau Hiệp định Pa-ri về Việt Nam năm 1973, In-đô-nê-xi-a tham gia Uỷ ban quốc tế ở Việt Nam.
Từ 1975, Quan hệ 2 nước bắt đầu được cải thiện và thúc đẩy. Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm In-đô-nê-xi-a năm 1978.
Từ
1990 đến nay quan hệ 2 nước bước vào giai đoạn mới, với việc trao đổi
nhiều chuyến thăm cấp cao: Tổng thống Xu-hác-tô (11/1990), Tổng thống
Mê-ga-oát-ti (8/2001). Chủ tịch Trần Đức Lương thăm chính thức
In-đô-nê-xi-a (10-12/11/2001). Tổng thống Megawati thăm chính thức Việt
Nam từ ngày 25 đến 27/6/2003. Dịp này, hai nước đã ký nhiều hiệp định và
MOU, trong đó quan trọng nhất có “Tuyên bố về Khuôn khổ Hợp tác Hữu
nghị và Toàn diện bước vào thế kỷ 21”, Hiệp định Phân định ranh giới
thềm lục địa và Hiệp định Miễn thị thực cho người mang hộ chiếu phổ
thông. Ngày 6/10/2004, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và In-đô-nê-xi-a đã
ký Bản ghi nhớ hợp tác hai Bộ Ngoại giao. Tổng thống In-đô-nê-xi-a
Xu-xi-lô Bam-bang Giu-đô-giô-nô đã thăm chính thức Việt Nam từ
28-30/5/2005. Lãnh đạo hai nước nhất trí duy trì các cơ chế tham khảo ý
kiến hiện nay giữa hai nước và thiết lập cơ chế tham vấn ở cấp cao. Hai
nước đã ký MOU về Hợp tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm và MOU
về Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục. Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải
thăm chính thức In-đô-nê-xi-a từ ngày 22-23/2/2006. Nhân dịp này, hai
bên đã ký Thoả thuận về Hợp tác Du lịch.
Từ 6-7/11/2006, tại Ba-tam
(In-đô-nê-xi-a) đã diễn ra cuộc họp giữa hai đoàn cán bộ liên ngành của
Việt Nam và In-đô-nê-xi-a nhằm giải quyết vấn đề ngư dân và tàu thuyền
của Việt Nam hiện còn bị kẹt tại In-đô-nê-xi-a.
Về hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại, KH-KT, văn hoá:
Về
đầu tư, In-đô-nê-xi-a tập trung vào các lĩnh vực thăm dò và khai thác
dầu khí, khai thác than, ngân hàng, khách sạn, chế biến xuất khẩu gỗ,
sản xuất sợi Polyester và hoạt chất tẩy rửa DBSA, may mặc và dịch vụ
dầu khí. Tính đến hết năm 2005, In-đô-nê-xi-a có 13 dự án còn hiệu lực
với tổng vốn đầu tư đăng ký là 130 triệu USD, tập trung vào lĩnh vực
dịch vụ, công nghiệp và xây dựng.
Kim ngạch thương mại hai chiều đạt
1,18 tỷ USD năm 2004 và năm 2005 đạt 1,17 tỷ USD. Năm 2006 kim ngạch
thương mại hai chiều đạt khoảng 1,7 tỷ USD. Trong 4 tháng đầu năm 2007,
kim ngạch thương mại hai chiều đạt gần 930 triệu USD. In-đô-nê-xi-a tiếp
tục là thị trường truyền thống về nhập khẩu gạo của ta. Ta nhập chính
các mặt hàng hoá chất và các sản phẩm hoá chất, bông, vải sợi, nguyên
phụ liệu dệt may, máy móc thiết bị, sắt thép, kim loại thường… Hai Bộ
Thương mại đã ký MOU năm 2003 về Hàng đổi hàng nhưng đến nay vẫn khó
triển khai vì cơ cấu hàng hai bên khá giống nhau và chưa tìm ra được
phương thức thanh toán. Tháng 4/2005, hai nước đã tổ chức Diễn đàn Doanh
nghiệp tại TP Hồ Chí Minh. Từ khi lập Uỷ ban hỗn hợp năm 1990, hai nước
đã họp được 4 phiên.